Hà giang có làng nghề truyền thống nào

Hà giang những có làng nghề truyền thống nào

Hà Giang có những làng nghề truyền thống nào nổi tiếng, làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất của dân tộc Mông ở Hà Giang thì phải nhắc đến nghề làm Khèn, nghề trồng lanh dệt vải, đan lát, may trang phục dân tộc, muộn chàm, rèn dao, trạm bạc, rèn lưỡi cầy, cuốc …

Các làng nghề truyền thống ở Hà Giang đã và đang mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc Mông. Các sản phẩm truyền thống ở đây không dừng lại ở chỗ phục vụ gia đình mà đã trở thành hàng hóa có mặt ở các khu chợ phục vụ người tiêu dùng ở địa phương và các khách du lịch mua về làm qua hay sử dụng.

Nghề làm khèn ở Hà Giang
Nghề làm khèn ở Hà Giang

>> Tham khảo xe bus Hanoi to Ha Giang với xe limousine, xe giường nằm, xe vip, xe cabin vận chuyển rất nhanh và thuận tiện

Nghề dệt vải lanh là một trong những nghề nổi bật nhật ở đây. Hợp tác xã lanh Lùng Tám, ở huyện Quản Bạ đóng trên địa bàn tỉnh, đã giải quyết việc làm cho lao động địa phương, vừa sản xuất các mặt hàng thổ cẩm phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.

Những sản phẩm của hợp tác xã không chỉ dừng lại ở các mặt hàng quần áo truyền thống, mà còn có nhiều mẫu sản phẩm như: khăn, ví, túi xách, vỏ gối, khăn trải bàn … từ lanh với nhiều màu sắc và hoa văn rất tinh tế.

Sản phẩm lanh Lùng Tám (ở huyện Quản Bạ) của bà con dân tộc Mông đã có mặt ở rất nhiều địa phương trong nước và hơn 20 quốc gia trên thế giới, tạo công ăn việc làm cho đông đảo chị em phụ nữ dân tộc thiểu số nơi đây với thu nhập ổn định.

Từ việc khảo sát thực tế về làng nghề truyền thống trên địa bàn cho thấy, công tác bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở Hà Giang là một trong những vấn đề được lãnh đạo các cấp trong tỉnh quan tâm, chỉ đạo sát sao.

Đó là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế bền vững, vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sử dụng của bà con bản đại và khách du lịch, phát triển kinh tế địa phương, vừa giới thiệu những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc đến khách du lịch trong và quốc tế.

Hà Giang có bao nhiêu dân tộc

Toàn tỉnh Hà Giang có 19 dân tộc anh em cúng sinh sống, với tổng số lượng dân số trên 800 nghìn người, trong đó người dân tộc Mông chiếm tỉ lệ dân số lớn nhất và có khoảng 11 làng nghề truyền thống dân tộc.

Đồng bào dân tộc Mông sinh sống chủ yếu ở các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa. Người Mông có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc, thể hiện trong trang phục, ngôn ngữ, âm nhạc dân gian, lễ hội, nghề truyền thống.

Hà Giang có những lễ hội nào

Một số lễ hội truyền thống của đồng bào cũng được các cấp, ngành quan tâm khôi phục và tổ chức. Các huyện có dân tộc Mông sinh sống đều tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp Tết cổ truyền hàng năm. Một số địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động như: Lễ hội Khèn Mông; biểu diễn nhạc cụ dân tộc Mông; Ngày hội văn hóa dân tộc Mông… tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, vào những ngày này bà con các dân tộc nơi đây thường diện những bộ trang phục dân tộc mông Hà Giang, trang phục dân tộc tày và rất nhiều các trang phục các dân tộc đặc sắc khác trên địa phương.

Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại, sự giao thoa văn hóa diễn ra ngày càng phổ biến đã khiến cho nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Bên cạnh đó, trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông cũng còn nhiều hạn chế cần được xóa bỏ như tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tổ chức đám tang dài ngày, giết mổ nhiều gia súc, biến tướng của tục “kéo vợ”… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường sống của đồng bào.

>> Từ Hà Giang bạn muốn đi du lịch biển Cát Bà bạn có thể đặt xe limousine đi từ thành phố Hà Giang xuống Hà Nội và được trả tại phố cổ, sau đó bạn đặt xe Hà Nội Cát Bà đi rất nhanh và thuận tiện chỉ từ 250.000 đã bao gồm xe và tầu cao tốc